Vui tết trung thu cùng chị Hằng xinh đẹp
Nhắc tới chị Hằng thì chắc hẳn từ người lớn đến trẻ nhỏ ai ai cũng biết đến. Hình ảnh chị Hằng xinh đẹp, hiền đứng trên cung trăng chính là một biểu tượng của nét đẹp truyền thống ngày tết Trung thu ở Việt Nam. Chị được miêu tả với một vẻ đẹp kiều diễm – đại diện cho vẻ đẹp của người phụ nữ. Những câu chuyện về sự tích trăng và huyền thoại kỳ diệu xung quanh hình ảnh chị Hằng luôn là chủ đề thu hút và thú vị với tuổi thơ của mỗi người. Để biết thêm về hình ảnh chị Hằng cũng như các hoạt động thú vị trong ngày tết Trung thu các bạn hãy cùng theo dõi qua bài viết sau nhé!
Vui đêm trăng rằm cùng chú cuội chị Hằng
Ý nghĩa hình ảnh chị Hằng trong dịp tết Trung thu
Cứ mỗi dịp tết Trung thu về hình ảnh chị Hằng hầu như có mặt ở khắp mọi nơi, mọi ngõ ngách đến mọi nhà từ việc in trên các hộp vỏ bánh, đèn lồng, các chương trình tivi hay những người mặc trang phục của chị Hằng xuất hiện khắp nơi trên đường phố biểu diễn.
Chú cuội dẫn chương trình cùng chị Hằng
Trong đêm rằm các bạn nhỏ cũng thường đón trăng, vui đùa cùng nhau hát nghêu ngao những bài hát về chị Hằng thể hiện niềm vui, niềm háo hức và sự ngưỡng mộ với hình ảnh của chị. Bởi thế mà từ xa xưa chị Hằng không chỉ là biểu tượng của sự xinh đẹp, thuần khiết mà còn mang đến sự an lành , may mắn cho trẻ em trong dịp tết Trung thu.
Chị Hằng trong âm nhạc và văn học dân gian
Những bài hát về chị Hằng được lưu truyền từ xưa đến nay và cũng có thêm những sáng tác mới giúp tô vẽ thêm tuổi thơ của các bạn nhỏ. Có nhiều bài hát ngợi ca vẻ đẹp của chị Hằng như bài "Chị Hằng", "Lên thăm chị Hằng", hoặc "Chú Cuội chị Hằng"… Những bài hát này mang đến niềm vui, sự phấn khích cho trẻ em khi tham gia vào các hoạt động trong dịp lễ này.
Hình ảnh chú cuội và chị Hằng
Còn trong văn học dân gian thì hình ảnh chị Hằng cũng xuất hiện trong nhiều câu chuyện dân gian, gắn liền với sự tích trăng. Những câu chuyện này có thể được kể lại trong các cuộc vui chơi gia đình hoặc trong các buổi lễ hội Trung Thu, giúp trẻ em hiểu thêm về văn hóa truyền thống của dân tộc.
Chị Hằng trong các hoạt động Trung thu hiện nay
Hiện nay xã hội kinh tế ngày càng phát triển, việc bồi dưỡng phát huy các giá trị văn hóa tinh thần cũng được chú trọng hơn. Trong nhà trường cũng như ngay tại các phường, xóm cũng tổ chức các hoạt động Trung thu. Các bé sẽ được xem múa lân, rước đèn và thưởng thức các chương trình múa, hát, sẽ có người mặc trang phục chị Hằng dẫn chương trình và phát những món quà làm các bé vô cùng thích thú.
Chị Hằng chú cuội dẫn chương trình
Ở một số địa điểm đầu tư hơn thì khi hóa trang thành chị Hằng sẽ có hệ thống dây đảm bảo an toàn để chị Hằng xuất hiện như một nàng tiên bay từ trên cao xuống gây sự tò mò, thích thú cho các bạn nhỏ. Hình ảnh tiên nữ của chị hằng sẽ được tái hiện lại nguyên vẹn như trong tâm trí các bé đã in sâu khi được nghe kể lại những câu chuyện hay xem trên phim. Cách này giúp các em nhỏ cảm nhận được sự gần gũi và niềm vui trong ngày Tết.
Tết Trung thu với hình ảnh chị Hằng cũng chính là tết đoàn viên của các thành viên trong gia đình
Dịp tết Trung thu không chỉ là một ngày lễ dành riêng cho trẻ em mà nó còn là dịp để các thành viên trong gia đình cùng nhau sum vầy bên mâm phá cỗ. Các thành viên dù xa nhà, bận rộn với công việc cũng sắp xếp để trở về.
Chị Hằng chú cuội
Những câu chuyện về chị Hằng thường được thế hệ trước kể lại cho thế hệ sau giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình. Các hoạt động như ăn bánh nướng, bánh dẻo truyền thống, ngắm trăng, và chia sẻ những ước mơ cũng giúp làm tăng sự gắn bó giữa mọi người.
Chị Hằng và các lễ hội Trung thu trên toàn thế giới
So với các nền văn hóa khác thì hình ảnh chị Hằng ở Việt Nam cũng tương tự như hình ảnh Thỏ Ngọc trên cung trăng trong văn hóa Trung Quốc. Ở nhiều quốc gia châu Á ngày trăng rằm tháng Tám như là một dịp để tôn vinh những huyền thoại và truyền thuyết về thiên nhiên và tình yêu.
Chị Hằng dẫn chương trình Tết Trung Thu
Mặc dù mỗi quốc gia có những nét đặc trưng riêng, nhưng hình ảnh trăng tròn, các hoạt động múa lân, rước đèn và cùng nhau ngắm trăng là những hoạt động chung và mang nhiều ý nghĩa tương tự tạo nên sự kết nối văn hóa giữa các quốc gia trong dịp Tết Trung Thu.
Kết luận
Hình ảnh chị Hằng trong dịp tết Trung thu là một hình ảnh đã in sâu trong tiềm thức của mỗi chúng ta. Nó như một nét đẹp truyền thống, biểu tượng văn hóa tinh thần mà mỗi chúng ta cần có trách nhiệm lưu truyền lại cho thế hệ sau để tạo sự gắn kết, gia tăng tình cảm gia đình, con người.